Hãy viết nên câu chuyện của chính mình

 

Blog du lịch phiêu lưu sau 1 năm – DaringSoloTrip.com after 1st year

Long Liều Lĩnh, Seoul, 2017-Dec-28, 02h06 p.m

 

Khai thác thông tin trước, trong và sau chuyến phiêu lưu

Với tôi khai thác thông tin rất quan trọng(trước chuyến đi, khai thác thông tin thực địa, sau chuyến đi), vì hầu hết đằng sau những chuyến đi của tôi đều có mục đích, không thể đi kiểu nông cạn, không thu hoạch gì mà chỉ có trải nghiệm vài ngày rồi sau này quên hết.

Đi rồi 10 năm sau anh quay lại nữa mà, tra cứu thông tin về nơi mình đi qua, những người mình từng gặp, có tra được tọa độ nơi đã chụp hình nữa, sau này nghé lại chỗ đó chụp.

A. Khai thác thông tin trước chuyến đi.

Việc khai thác thông tin này áp dụng với những chuyến đi một mình đi tới những vùng đất xa lạ, không người hoặc ít người. Những thông tin này có thể trả lời những câu hỏi như đi đâu, làm gì, ăn gì, …từ đó người đi có thể lập một kế hoạch cho riêng mình, mang đậm phong cách bản thân.

  1. Các kênh thông tin chính
  2. Thủ thuật tìm kiếm

B. Khai thác thông tin thực địa

Đôi lúc những thông tin tìm hiểu trên Internet có thể sai hoặc có những lực chọn tốt hơn mà chi có mặt ở đó mới biết được

  1. Để ý các bảng chỉ dẫn, thông báo, nội quy
  2. Trò chuyện với người dân địa phương
  3. Trò chuyện với khách du lịch

C. Khai thác thông tin sau chuyến đi.

Xác nhận lại hành trình, lưu vào nhật ký để sau này quay lại.

  1. Dò lại hành trình trên google map
  2. Lưu các địa điểm quan trọng
  3. Xác minh thông tin

Xuyên Việt trên biển (ý tưởng)

Một trong những điểu mà tôi bỏ lỡ.

Đáng lẽ trong list hoạt động DaringSoloTrip của tôi có vụ này, lúc lập mục tiêu có hoạt động dưới nước chỉ dám dừng lại ở free diving và ra đảo hoang ở vài ngày.

Vì mình cũng chưa tìm hiểu kỹ nên chỉ đưa một số thông tin sơ bộ, chưa có tham khảo tư người trong nghề đi biển.

Kế hoạch sơ bộ:

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng 2 tháng, tìm hiểu mọi kiến thức liên quan, học kỹ năng cần thiết (tàu thuyền, bơi lội, bản đồ biển, sinh vật biển)
  • Thuê/mua một chiếc tàu từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại, đi cách bờ khoảng 24 hải lý (cách bờ khoảng 40Km)
  • Đi vài ngày lại tấp vào đất liền lấy thêm nhu yếu phẩm.
  • Trường hợp không tìm được tàu thuyền như ý muốn hay không có khả năng học hỏi kiến thức/kỹ năng thì mới tính tới chuyện ghép đoàn, tìm người đi cùng, đi ké thuyền.
  • Thời gian: Chọn lúc biển lặng, đi/về liên tục trong 1 tháng
  • Chi phí: > 40 triệu

Tình huống:

  • Lạc, mất phương hướng
  • Hỏng hóc động cơ
  • Thời tiết sấu
  • XXX gây khó dễ

Các hoạt động đi kèm

  • Câu cá, mực, …
  • Lặn biển,
  • Khám phá các đảo trên đường đi

 

Hikking băng qua cao nguyên đá Đồng Văn

Sau chuyến đi Phiêu Lưu Đồng Văn Hà Giang tháng 10/2015 tôi trở về và cảm thấy vẫn chưa thỏa mãn.

Nên tôi viết kết hoạch ở đây, để cùng thảo luận, mong rằng có bạn nào đó có hứng thú và thực hiện chuyến đi này.

Dự tính là sẽ đi bộ xuyên qua cao nguyên đá Đống Văn, nếu  khỏe đi mệt thì kiếm chỗ bằng phẳng dựng lều ngủ.

Hoạt động:

  • Hiking, bushcraft
  • Cắm trại trên cao nguyên đá
  • Đi dọc biên giới Việt – Trung
  • Tiếp xúc người địa phương

Lịch trình: (Hikking 20 km địa hình đá)

+ Há Hơ – Lũng Thầu – Mã Lũng Dưới – Nhũ Sang – Mã Là Trên – Lũng Táo – Thài Phìn Tủng – Há Hơ (20 km)
+ Trở lại lấy xe gắn máy, đi tiếp lên Lũng Cú, Đèo Mã Pí Lèng

Địa hình ( Đá vôi, cỏ khô, đồi thấp)

Trang bị (Bushcraft cho 2 ngày 1 đêm)

Tình huống có thể (gặp thợ săn, người làm rẫy, bộ đội biên phòng, tàu, dân buôn lậu, vượt biên)

Mối nguy hiểm (rắn, ong, kẹt đá, đá đè)

 

Hình ảnh tham khảo: Internet

[ngg_images source=”galleries” container_ids=”4″ display_type=”photocrati-nextgen_basic_thumbnails” override_thumbnail_settings=”1″ thumbnail_width=”350″ thumbnail_height=”300″ thumbnail_crop=”1″ images_per_page=”20″ number_of_columns=”2″ ajax_pagination=”1″ show_all_in_lightbox=”0″ use_imagebrowser_effect=”0″ show_slideshow_link=”1″ slideshow_link_text=”[Show slideshow]” order_by=”sortorder” order_direction=”ASC” returns=”included” maximum_entity_count=”500″]

Ứng sử khi đi phiêu lưu độc hành

Với tôi, khi đi phiêu lưu một mình, muốn có những tiếp xúc chân thành với người dân bản địa, muốn xin ngủ nhờ, điều quan trọng nhất là phong thái của mình.

  • Luôn tỏ ra là một người hòa nhập : Khác với cuộc sống khô khan hằng ngày, khi đi phiêu lưu tôi dễ nở nụ cười thân thiện với người dân địa phương, 1 cái gật đầu 1 cái vẫy tay, đơn giản vậy thôi không cần mở miệng luôn, tuyệt đối không tỏ hiểu biết hơn người, lanh chanh, đôi lúc có những thứ đã biết mà vờ như không biết để dò xét hoặc lấy thêm thông tin. Nhưng không phải vì thế mà tỏ ra yếu đuối dễ bắt nạt, đương nhiên, phải dữ phong thái bản lĩnh của mình.

(Nói vậy chứ tôi chỉ áp dụng khi tới khu vực ít người, khi tiếp xúc với dân địa phương. Còn bình thường tôi là 1 kẻ ngông cuồng, coi thường cuộc đời, trầm tính và khó gần, )

  • Chưa biết tốt xấu thì đừng chia sẻ nhiều quá: Không nên để lộ quá nhiều thông tin về bản thân khi chưa đến lúc., ít nhất phải biết người đó là dân địa phương nào, tên gì, sau đó mới chia sẻ. Tôi luôn có những tình huống giả định trong đầu để che đi phần nguy hiểm trong hành trình, chỉ đề cập tới những chỗ an toàn trong lịch trình, nơi mà có người qua lại. Thậm chí còn bịa ra rằng có vài người bạn đang đợi ở đâu đó (làm vậy họ nghĩ rằng mình đi có người liên lạc thường xuyên, nếu gặp chuyện thì cũng có người tìm). Nhưng về bản thân tôi, tôi tuyệt đối không nói dối về bản thân mình, chỉ là nói những mảng riêng biệt trong tôi, hiếm khi nói hết con người mình cho người khác.

  • Một vẻ ngoài an toàn : Quan trọng, khi tiếp xúc ngưởi dân địa phương, hãy dấu bớt những trang bị nguy hiểm trên người đi, dao găm, rìu, súng điện, nỏ, giáp, găng tay gì đó cũng ẩn bớt đi, không nên quá phô trương, vì như vậy mối quan hệ sẽ không còn mộc mạc và chân thành nữa, có khi người dân còn đề phòng mình hơn. Nhưng không vì thế mà không phòng thân, phải có những chỗ dấu dao trên người, nếu có biến thì trong 2 giây đầu tiên có thể rút ra mà phòng thân (tôi thường dắt sau lưng 1 dao găm, dưới chân phải 1 cái, trong túi đeo bụng 1 dao đa năng, dắt đai bụng. Chỉ có rìu đa năng dắt ở hông là cho người khác nhìn thấy). Cũng phải đọc qua Pháp lệnh về tàng trữ và sử dụng vũ khí, theo đó thì nhiều vật dụng sắc nhọn được liệt vào hung khí, đặc biệt các loại dao cán cứng lưỡi sắc nhọn đều xếp vào dao găm là hung khí, tốt nhất là đừng dại gì mà để lộ chỗ có người, xui xẻo gặp cơ động hay 141 hỏi thăm thì phiền toái lắm. Cũng nên tham khảo 1 số kỹ thuật phòng thủ nữa (đâu phải ai sắm dao cũng dám đâm người khi tự về), đánh vào yếu điểm, tỉ lệ tổn thương, đánh một lượng vừa đủ để không bị truy cứu hình sự, phòng vệ chính đáng, vì mình là người lạ đang ở địa phương người ta, chuyện trắng đen phải trái không phải lúc nào cũng rõ ràng.

(Với nữ giới, đi một mình thì dao dọc giấy, bình xịt cay là tiện nhất)

  • Thương lượng : Quan trọng, gặp người tốt, nhiệt tình thì đó là niền vui trong chuyến đi. Nhưng gặp kẻ gian thì sao, nhắm chơi không lại, chạy không thoát thì bình tĩnh mà thương lượng, tùy cơ mà ứng biến, ngoài cái mạng giữ lại được thêm cái gì thì giữ.

Khi đi một mình khu vực hẻo lánh  ngoài người dân địa phương, tôi từng gặp nhiều thành phần khác như, thợ săn, thợ rừng, lâm tặc, người say rượu, dân buôn lậu, không ai làm hại ai cả, tất cả đều có thể kết giao. Tôi cũng không bị làm khó khi gặp bộ đội, kiểm lâm, biên phòng, cảnh sát giao thông khi đi một mình vào khu vực không người.
Cũng may là hồi giờ chưa gặp cướp đường, buôn người, đãi vàng (hầu hết đều có tiền án, tiền sự) nên chưa đến nỗi phải thương lượng hay động thủ
Đây là nhứng kinh nghiệm về ứng sử khi đi một mình tới khu vực không người, ít người.
Về việc ứng sử với các hiện tượng tâm linh huyền bí tôi không có kinh nghiệm
Ứng sử trước các dịch vụ du lịch, vận tải, ăn uống : Yeap, vấn đề đáng lưu tâm của mọi travellers, luôn lo sợ bị chặt chém, bị bắt nạt, đặc biệt trong các dịp cao điểm tại các điểm du lịch.
Mấy vụ này hầu như tôi chẳng bao giờ bị chặt chém hay bắt nạt, một phần là do tôi tìm hiểu thông tin trước chuyến đi khá kỹ, một phần do những người tôi gặp thích yếu tố phiêu lưu của tôi nên giúp đỡ chân thành, có khi đi quá giang được, xin ngủ nhờ qua đêm, xin cơm nguội, xin tắm nhờ nhà người dân.

Kinh nghiệm.
+ Tìm hiểu trước thông tin giá cả, chất lượng dịch vụ (xem thêm về khai thác thông tin)
+ Chú ý quan sát các du khách khác coi họ trả tiền bao nhiêu
+ Để ý các bảng giá, chỉ dẫn
Ứng sử với dân du lịch : Trong hành trình hẳn là sẽ gặp những người du lịch khác, vậy nên ứng sử như thế nào cho hợp lý.
+ Khi đi trên đường, tôi không có thói quen gây chú ý khi đang chạy xe, khá nguy hiểm, vừa làm người bên kia chú ý, vừa làm người xung quanh chú ý (người Việt hiếu kỳ), chạy xe rành cũng không làm vậy, nó cản trở người phía sau, hơn nữa tình huống bất ngờ không sử lý kịp. Tôi vẫn giữ 2 tay, gật đầu  nhẹ hiểu ý được rồi. Nhiều lúc làm biếng, chỉ đá đèn 1 cái, trường hợp báo phía trước có chốt GT thì đập tay lên nón bảo hiểm. Hồi đi Hà Giang có gặp nhiều bạn backpacker quần short, áo ba lỗ, chạy xe win, đúng chất trải nghiệm luôn, tôi đá đèn, chúng tôi gật đầu chào nhau.
+ Khi gặp dân du lịch, gật đầu cười là được rồi, tôi hồi giờ trầm tính. Chỉ khi có gì thắc mắc tôi mới chủ động bắt chuyện với dân du lịch thôi.
Đại loại chỉ có 1 chút như vậy

Long Liều Lĩnh, Seoul, 2017-May-13, 11h19 p.m

 

CRAZY TO DO LIST: BEFORE 25

BEFORE 25

  • Phiêu lưu quanh Việt Nam một mình — Adventure around Vietnam alone
  • Nhảy bungee >100 m ———————- Bungee jumping > 100m
  • Tiếp xúc với ma/thế giớ tâm linh ——— Contact with ghost/another world
  • Cạo trọc đầu ———————————– Shaved head

Về mạng xã hội và thông tin cá nhân

Trước đây tôi hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng xã hội, lúc nào cũng nghĩ có người đang theo rõi, thu thập thông tin của mình.

Thời buổi công nghệ thay đổi chóng mặt, hằng ngày các bạn sử dụng nhiều ứng dụng, hệ thống này kia. Hẳn là khi cài 1 chương trình, hay đăng kí một dịch vụ mới nào đó, ai cũng không để ý tới phần “điều khoản”, cứ next và agree cho lẹ. Đơn giản như việc cài app trên smartphone, trước khi cài nó hỏi mình có đồng ý việc can thiệp vào phần cứng không, camera, micro, danh bạ, bộ nhớ trong, …

Với người thường như chúng ta, chẳng có tài sản gì lớn, cũng không có bí mật mờ ám gì thì cũng không cần bảo mật cao.

Từ sau khi tôi viết và đăng tải blog du lịch của mình, như vậy thì tôi không thể ẩn mình được nữa. Tôi bắt đầu đăng phài nhiều hơn trên mạng xã hội, để mọi người biết về những góc khuất khác của tôi, để hiểu hơn về những chuyến đi của tôi.

Nhiều bạn bè khối ngành kĩ thuật của tôi đều không dùng mạng xã hội nhiều, hoặc có dùng nhưng hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân (năm sinh, email, sđt, nơi làm việc, gia đình, …), mạng xã hội là nơi tốt để tiếp cận những nguồn thông tin mở khác, họ chỉ ẩn mình và ít tương tác.

 Tôi cũng vậy, từng ẩn mình, giành thời gian cho những góc khác của bản thân

Dù bạn biết tôi ở mức độ nào, môi trường nào học thuật, công việc, vui chơi hay gia đình, bạn cũng không thể nào biết hết về tôi, có những góc khuất không bao giờ nhìn thấy.

Long Liều Lĩnh, Seoul, 2017-May-13, 11h19 p.m

 

Tôi đã lo hậu sự cho mình ở tuổi 23

Ở tuổi 23, tôi đã lo hậu sự cho mình. Chó chết, thật ngu xuẩn nhưng tôi đã làm vậy thật, tôi viết thư từ biệt người thân, bạn bè, thầy cô. Tôi kể về những thứ tôi đang tìm kiếm, những dự đinh tương lai của tôi, những chăn chối dặn dò cho gia đình, bạn bè, tài khoản thẻ, mật khẩu mọi thứ, và một số món nợ nhỏ, một số món đồ mượn chưa trả. Soạn sẵn những bức thư như vậy để trong Laptop, trước mỗi chuyến đi chỉ cần bổ xung một số thông tin và để trong hộp thư nháp trên gmail, nếu vài ngày sau chuyến đi mà tôi trở về để hủy thư thì email sẽ tự động gửi tới người thân, bạn bè.

Bây giờ ngẫm lại thấy mình thật ngu ngốc, chưa gì đã lo hậu sự rồi, chẳng có ý chí sống còn gì cả. Tháng 12/2015 tôi bị mất Laptop, theo đó mọi dữ liệu học tập, hình ảnh gia đình, ký ức hồi sinh viên, du lịch bụi trong 1 năm đều theo đó mà đi, chỉ vớt vát lại một chút trên Drobox. Những bức thư từ biệt cũng mất hết, thay vì phục dựng lại, tôi ngẫm nghĩ khá nhiều về bản thân mình, cuối cùng tôi soạn thêm 2 lá thư nữa. Để sẵn 3 lá thư trong hộp thư nháp, hẹn giờ tự động gửi tới những người thân bạn bè của tôi, những người có đủ bình tính và nghiêm túc để sử lý tin xấu.

Thư vàng (Yellow_Emmergnency).: Tự động gửi khi 48 giờ sau ngày cuối trong hành trình dự kiến.

Tức là nếu hành trình của tôi là 4 ngày, thì ngày thứ 6 thư sẽ được gửi đi.

Nội dung:  Thư này ở mức Yellow, tức là tôi đang gặp rắc rối, thông báo tình hình sơ bộ để người nhận hiểu rõ trước khi nhận Thư Đỏ (Red_Emmergnency).

  • Lịch trình từng ngày cụ thể của tôi.
  • Bản đồ đã soạn sẵn, link map
  • Link các bài viết về tham khảo về khu vực dự đoán tôi đang gặp rắc rối.
  • Gọi vào điện thoại cho tôi 2 tiếng 1 lần (tôi thường để Plane Mode trong hành trình).

Thư Đỏ (Red_Emmergnency): Tự động gửi khi 24 giờ sau Thư Vàng.

Tức là tôi gặp rắc rối lớn, cần giúp đỡ từ bên ngoài.

  • Thông tin người thân của tôi.
  • Thông tin chính quyền địa phương khu vực dọc hành trình.
  • Thông tin những người tôi từng khai thác thông tin có thể trợ giúp việc tìm kiếm.

Thư Đen (Black_Emmergnency): Tự động gửi khi 48 giờ sau Thư Đỏ.

Trong đó ghi lại các dự định tương lai của tôi, thư từ biệt, xin lỗi gia đình bạn bè, những tài khoản, mật khẩu, …, tôi đã xóa thư này vĩnh viễn.

Sau bao chuyến đi, một phần tôi may mắn, một phần tôi nỗ lực vượt qua chính mình nên không có hậu quả gì nghiêm trọng, nếu có thì biết bao người phải liên lụy vì tôi. Chẳng có lý do gì phải từ biệt cuộc đời này cả, tôi phải sống tiếp chứ, tôi bất tử mà. Dù thế nào cũng phải quay về.

Long Liều Lĩnh, Seoul, 2017-May-13, 00h45 a.m

 

What do you think whenever you run into trouble?

        I’m a person don’t care about the present, I just care about my past and my future. That’s why I always look like a miserable guy. Today, I don’t know what I’m doing, today, I can eat instance noodle for surviving and plan some crazy ideas in my head.

        Whenever I feel like I wanna give up, I think about my past, about the troubles I passed and the ways I got over them. Then, I think about my future, I can image the feeling of the winner, it’s so wonderful.
“Who was I, I got over many trouble in the past, so how can this problem scare me? I’ll never give up, I’ll get up, then jump into the sky and fly, when I get wings, the wind keeps me fly higher and higher”

        Even though I know I’m not good, my difficulties are nothing compare to the great people out there who trying to be successful. But not so I forgot my past. It’s not a dream of victory, it’s a motive to get out of nervous, I do not see it as a paradise, the past is always hell, the hell make me stronger.

“The heaven creates only rabbits and deer, but the hell creates powerful warriors” (Source: Unknown)

         I’m not a smart guy as well as hard working, but I’m venture, always ready to embark on the new thing. If you’re not a talent person or a steadfast with your own target, let’s go out of your safe zone, there are may things to explore outside. I am not that you will be successful, but by the experiences, you’ll be braver, stronger.

Never to end suffering! (Long time no complaint)

Daring-Long, Seoul, 2017-Apr-08, 00h45 a.m