Ứng sử khi đi phiêu lưu độc hành

Với tôi, khi đi phiêu lưu một mình, muốn có những tiếp xúc chân thành với người dân bản địa, muốn xin ngủ nhờ, điều quan trọng nhất là phong thái của mình.

  • Luôn tỏ ra là một người hòa nhập : Khác với cuộc sống khô khan hằng ngày, khi đi phiêu lưu tôi dễ nở nụ cười thân thiện với người dân địa phương, 1 cái gật đầu 1 cái vẫy tay, đơn giản vậy thôi không cần mở miệng luôn, tuyệt đối không tỏ hiểu biết hơn người, lanh chanh, đôi lúc có những thứ đã biết mà vờ như không biết để dò xét hoặc lấy thêm thông tin. Nhưng không phải vì thế mà tỏ ra yếu đuối dễ bắt nạt, đương nhiên, phải dữ phong thái bản lĩnh của mình.

(Nói vậy chứ tôi chỉ áp dụng khi tới khu vực ít người, khi tiếp xúc với dân địa phương. Còn bình thường tôi là 1 kẻ ngông cuồng, coi thường cuộc đời, trầm tính và khó gần, )

  • Chưa biết tốt xấu thì đừng chia sẻ nhiều quá: Không nên để lộ quá nhiều thông tin về bản thân khi chưa đến lúc., ít nhất phải biết người đó là dân địa phương nào, tên gì, sau đó mới chia sẻ. Tôi luôn có những tình huống giả định trong đầu để che đi phần nguy hiểm trong hành trình, chỉ đề cập tới những chỗ an toàn trong lịch trình, nơi mà có người qua lại. Thậm chí còn bịa ra rằng có vài người bạn đang đợi ở đâu đó (làm vậy họ nghĩ rằng mình đi có người liên lạc thường xuyên, nếu gặp chuyện thì cũng có người tìm). Nhưng về bản thân tôi, tôi tuyệt đối không nói dối về bản thân mình, chỉ là nói những mảng riêng biệt trong tôi, hiếm khi nói hết con người mình cho người khác.

  • Một vẻ ngoài an toàn : Quan trọng, khi tiếp xúc ngưởi dân địa phương, hãy dấu bớt những trang bị nguy hiểm trên người đi, dao găm, rìu, súng điện, nỏ, giáp, găng tay gì đó cũng ẩn bớt đi, không nên quá phô trương, vì như vậy mối quan hệ sẽ không còn mộc mạc và chân thành nữa, có khi người dân còn đề phòng mình hơn. Nhưng không vì thế mà không phòng thân, phải có những chỗ dấu dao trên người, nếu có biến thì trong 2 giây đầu tiên có thể rút ra mà phòng thân (tôi thường dắt sau lưng 1 dao găm, dưới chân phải 1 cái, trong túi đeo bụng 1 dao đa năng, dắt đai bụng. Chỉ có rìu đa năng dắt ở hông là cho người khác nhìn thấy). Cũng phải đọc qua Pháp lệnh về tàng trữ và sử dụng vũ khí, theo đó thì nhiều vật dụng sắc nhọn được liệt vào hung khí, đặc biệt các loại dao cán cứng lưỡi sắc nhọn đều xếp vào dao găm là hung khí, tốt nhất là đừng dại gì mà để lộ chỗ có người, xui xẻo gặp cơ động hay 141 hỏi thăm thì phiền toái lắm. Cũng nên tham khảo 1 số kỹ thuật phòng thủ nữa (đâu phải ai sắm dao cũng dám đâm người khi tự về), đánh vào yếu điểm, tỉ lệ tổn thương, đánh một lượng vừa đủ để không bị truy cứu hình sự, phòng vệ chính đáng, vì mình là người lạ đang ở địa phương người ta, chuyện trắng đen phải trái không phải lúc nào cũng rõ ràng.

(Với nữ giới, đi một mình thì dao dọc giấy, bình xịt cay là tiện nhất)

  • Thương lượng : Quan trọng, gặp người tốt, nhiệt tình thì đó là niền vui trong chuyến đi. Nhưng gặp kẻ gian thì sao, nhắm chơi không lại, chạy không thoát thì bình tĩnh mà thương lượng, tùy cơ mà ứng biến, ngoài cái mạng giữ lại được thêm cái gì thì giữ.

Khi đi một mình khu vực hẻo lánh  ngoài người dân địa phương, tôi từng gặp nhiều thành phần khác như, thợ săn, thợ rừng, lâm tặc, người say rượu, dân buôn lậu, không ai làm hại ai cả, tất cả đều có thể kết giao. Tôi cũng không bị làm khó khi gặp bộ đội, kiểm lâm, biên phòng, cảnh sát giao thông khi đi một mình vào khu vực không người.
Cũng may là hồi giờ chưa gặp cướp đường, buôn người, đãi vàng (hầu hết đều có tiền án, tiền sự) nên chưa đến nỗi phải thương lượng hay động thủ
Đây là nhứng kinh nghiệm về ứng sử khi đi một mình tới khu vực không người, ít người.
Về việc ứng sử với các hiện tượng tâm linh huyền bí tôi không có kinh nghiệm
Ứng sử trước các dịch vụ du lịch, vận tải, ăn uống : Yeap, vấn đề đáng lưu tâm của mọi travellers, luôn lo sợ bị chặt chém, bị bắt nạt, đặc biệt trong các dịp cao điểm tại các điểm du lịch.
Mấy vụ này hầu như tôi chẳng bao giờ bị chặt chém hay bắt nạt, một phần là do tôi tìm hiểu thông tin trước chuyến đi khá kỹ, một phần do những người tôi gặp thích yếu tố phiêu lưu của tôi nên giúp đỡ chân thành, có khi đi quá giang được, xin ngủ nhờ qua đêm, xin cơm nguội, xin tắm nhờ nhà người dân.

Kinh nghiệm.
+ Tìm hiểu trước thông tin giá cả, chất lượng dịch vụ (xem thêm về khai thác thông tin)
+ Chú ý quan sát các du khách khác coi họ trả tiền bao nhiêu
+ Để ý các bảng giá, chỉ dẫn
Ứng sử với dân du lịch : Trong hành trình hẳn là sẽ gặp những người du lịch khác, vậy nên ứng sử như thế nào cho hợp lý.
+ Khi đi trên đường, tôi không có thói quen gây chú ý khi đang chạy xe, khá nguy hiểm, vừa làm người bên kia chú ý, vừa làm người xung quanh chú ý (người Việt hiếu kỳ), chạy xe rành cũng không làm vậy, nó cản trở người phía sau, hơn nữa tình huống bất ngờ không sử lý kịp. Tôi vẫn giữ 2 tay, gật đầu  nhẹ hiểu ý được rồi. Nhiều lúc làm biếng, chỉ đá đèn 1 cái, trường hợp báo phía trước có chốt GT thì đập tay lên nón bảo hiểm. Hồi đi Hà Giang có gặp nhiều bạn backpacker quần short, áo ba lỗ, chạy xe win, đúng chất trải nghiệm luôn, tôi đá đèn, chúng tôi gật đầu chào nhau.
+ Khi gặp dân du lịch, gật đầu cười là được rồi, tôi hồi giờ trầm tính. Chỉ khi có gì thắc mắc tôi mới chủ động bắt chuyện với dân du lịch thôi.
Đại loại chỉ có 1 chút như vậy

Long Liều Lĩnh, Seoul, 2017-May-13, 11h19 p.m

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *